Tin tức mới

Gặp chấn thương trong bóng đá và cách khắc phục

Có thể nói rằng gặp chấn thương là tình trạng thường xuyên xảy ra và không thể tránh khỏi trong bóng đá. Cầu thủ bóng đá có thể bị thương từ nhẹ đến nặng, có những lúc ảnh hưởng cả quá trình sinh hoạt về sau. Và những chấn thương phổ biến nhất đó chính là rách cơ đùi, dây chằng,.. Đây là những nỗi đau mà mỗi một cầu thủ nào cũng đều phải trải qua, dù cho cẩn thận thế nào. Thì mỗi phút dây cống hiến hết mình trên sân bóng, họ cũng không thể tránh xa khỏi những chấn thương này. Vậy thì làm thế nào để khắc phục, cũng như có thể đảm bảo phong độ sau chấn thương? Cùng chuyên mục kinh nghiệm chơi bóng – chăm sóc sức khỏe chơi bóng của chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Gặp chấn thương là điều không tránh khỏi trong bóng đá

Bóng đá hay bất kỳ môn thể thao nào cũng dễ xảy ra tình trạng chấn thương không mong muốn. Cho dù chấn thương nhẹ hay nặng thì việc sơ cứu và đến tư vấn, thăm khám, điều trị. Đến các cơ sở y tế là điều cần thiết. Việc sơ cứu vết thương vừa giúp hạn chế mức độ nghiêm trọng của vết thương. Vừa quyết định đến 50% kết quả điều trị về sau của bác sĩ.

Gặp chấn thương là điều không tránh khỏi trong bóng đá
Gặp chấn thương là điều không tránh khỏi trong bóng đá

Trong quá trình tập luyện và thi đấu để hạn chế chấn thương cần khởi động thật kỹ. Áp dụng nhiều bài tập hỗ trợ, rèn luyện thể lực thật tốt. Dù thi đấu chuyên nghiệp hay nghiệp dư đều cần phải biết. Những phương pháp giúp đối phó với những chấn thương có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong bóng đá. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị chấn thương về sau. Hãy áp dụng từng bước, từng phương pháp theo đúng kỹ thuật. Để nhanh chóng hồi phục và trở lại thật phong độ sau chấn thương.

Nguy cơ gặp chấn thương trong bóng đá rất cao

Ác mộng chấn thương trong bóng đá. Bóng đá là một môn thể thao đối kháng có cường độ rất cao. Dù là một cầu thủ chuyên nghiệp hay người chơi nghiệp dư. Bạn đều sẽ phải vận động rất nhiều trong mỗi trận đấu. Vì thế nguy cơ dính chấn thương trong bóng đá cao hơn hẳn. So với các môn thể thao khác. Đây là cơn ác mộng tồi tệ nhất với bất kỳ người chơi bóng đá nào. Và bạn cần phải học cách đối mặt với thực tế mình có thể dính chấn thương bất kỳ lúc nào. Câu hỏi đặt ra là nên làm gì khi bị chấn thương trong bóng đá? Và làm cách nào để bạn nhanh chóng hồi phục để trở lại sân cỏ thật sớm.

Sơ cứu kịp thời khi chấn thương

Chấn thương trong bóng đá rất phổ biến. Thế nên bạn cần phải học cách đối phó, chấp nhận, chữa trị và vượt qua chúng. Để trở lại sân cỏ mạnh mẽ hơn. Việc sơ cứu ở những phút đầu tiên sau khi dính chấn thương trong bóng đá rất quan trọng. Vì thế thay vì suy nghĩ quá nhiều, bạn hãy hành động ngay như chườm lạnh, nẹp chân. Dây đeo cố định cơ xương khớp… Bạn cần sử dụng bất kỳ thứ gì có thể để sơ cứu và hạn chế tổn thương sâu hơn.

Sơ cứu kịp thời khi chấn thương
Sơ cứu kịp thời khi chấn thương

Gặp chấn thương, cần xử lý thế nào?

Các loại chấn thương ở bộ môn này cũng rất đa dạng. Không ít trường hợp nặng buộc người chơi. Phải dừng thi đấu trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

Nên sơ cứu càng sớm càng tốt, hạn chế tổn thương

Khi dính chấn thương bóng đá ở dạng nặng, bạn sẽ có xu hướng lo lắng và buồn bã. Tuy nhiên điều này không giúp ích gì trong việc cải thiện tình hình. Thay vào đó, bạn hãy tự mình hoặc nhờ những đồng đội xung quanh. Sơ cứu càng sớm càng tốt. Việc này sẽ giúp hạn chế tổn thương cũng như khiến tâm lý của bạn được cải thiện nhanh chóng.

Hiểu rõ vết thương và chỗ đau, chớ hoảng loạn

Trước khi sơ cứu, bạn và đồng đội hoặc các nhân viên y tế có mặt trên sân. Sẽ tiến hành phân loại vết thương. Đây là điều bắt buộc bởi mỗi loại chấn thương. Sẽ có cách xử lý khác nhau. Hãy nói thật với người sơ cứu cảm giác của bạn. Bạn bị đau ở đâu, cơn đau có dạng nhói từng cơn, đau nhức dữ dội hay âm ỉ khó chịu… Nếu vết thương hở, bạn cần xử lý cầm máu, băng bó tại chỗ và khử trùng. Trong khi đó, khi gặp vết thương liên quan tới gân và cơ bắp. Bạn cần được chườm lạnh tại chỗ. Với các tổn thương xương khớp cần được cố định bằng nẹp, dây đeo đúng cách.

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa, người có chuyên môn để điều trị tốt hơn

Sau khi sơ cứu đúng cách, bước tiếp theo. Là bạn cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa. Họ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng tổn thương bạn gặp phải. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất dành cho bạn. Bạn không được tự ý chữa trị chấn thương thể thao nói chung và chấn thương trong bóng đá nói riêng. Bởi đây là hành động “tự sát” của người chơi thể thao. Việc điều trị sai phương pháp có thể gây tổn thương nặng hơn, thậm chí vĩnh viễn cho bạn.

Những cách phục hồi sau khi gặp chấn thương

Hầu hết các chấn thương bóng đá đều cần thời gian để bạn phục hồi. Hãy xem đây là cơ hội để cơ thể nghỉ ngơi và sẵn sàng cho sự trở lại mạnh mẽ hơn. Để làm được điều này, bạn hãy áp dụng các phương pháp sau:

Hoàn toàn nghỉ ngơi thư giãn

Lựa chọn thư giãn nghỉ ngơi thay vì u buồn, chán nản vì chấn thương. Nhiều cầu thủ cảm thấy chán nản khi nhìn đồng đội thi đấu. Mà bản thân mình lại chấn thương. Điều này hoàn toàn có hại cho tinh thần cũng như quá trình phục hồi của bạn. Thay vào đó, hãy tập vật lý trị liệu, nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, đúng cách. Bạn cũng có thể tận dụng thời gian dưỡng thương để mua sắm, xem phim, nghe hòa nhạc… Chúng sẽ giúp cơ thể được thư giãn và tinh thần bạn phấn chấn hơn.

Thường xuyên duy trì bài tập cơ bắp và thể lực

Đừng quên các bài tập duy trì cơ bắp và thể lực. Nghỉ ngơi quá nhiều và quá lâu khi dính chấn thương bóng đá cũng không hề tốt. Việc này có thể khiến bạn khó trở lại mạnh mẽ sau khi điều trị vì sa sút thể lực. Các cơ bắp không được hoạt động cũng sẽ trở nên yếu ớt và thiếu dẻo dai hơn. Do vậy song song với các bài tập trị liệu. Bạn cũng nên thực hiện thêm các phương pháp tăng độ linh hoạt cơ bắp. Nhưng hãy nhớ hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng các bài tập này nhé.

Thường xuyên duy trì bài tập cơ bắp và thể lực
Thường xuyên duy trì bài tập cơ bắp và thể lực

Bình tĩnh và chơi đúng sức khi trở lại

Rất nhiều người mắc sai lầm này sau khi điều trị chấn thương. Họ nôn nóng trở lại sân cỏ đến mức quên rằng. Mình vừa khỏi một cơn đau nặng. Và hệ quả thường xảy ra nhất là việc chấn thương tái phát trở lại. Lần này chúng không chỉ mang lại đau đớn mà còn hạ gục tinh thần của bạn.

Thế nên mẹo cuối cùng là đừng quá nóng vội sau khi trở lại. Cũng đừng ép mình thi đấu với mục tiêu và cường độ hoạt động quá cao bạn nhé. Hãy tham gia các trận đấu một cách chậm rãi, nhẹ nhàng và thận trọng. Bạn cũng nên chia sẻ với các cầu thủ khác về việc mình vừa trở lại sau bình phục.

Trên đây là những phương pháp giúp bạn đối phó với các chấn thương trong bóng đá có thể gặp phải. Nó sẽ có ích rất nhiều khi bạn không may bị đau trong quá trình tập luyện và thi đấu. Hãy áp dụng từng bước, tuân thủ các nguyên tắc và bạn sẽ ổn và trở lại mạnh mẽ thôi. Cảm ơn quý bạn đọc thân mến đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *